Hoa dại bên cửa sổ

Hoa dại nhưng vẻ đẹp thu hút, không kiêu sa nhưng mộc mạc quyến rũ người xem

Vẫn là hình ảnh của hoa dại

Hoa này có tên là Iris, chúng mọc rất nhiều ở Mỹ

Hoa Iris tên thường gọi là Blue flag: cờ xanh.

Loài hoa này có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, có nhiều ở Đông Hoa Kỳ và Đông Canada

Hoa Iris người Việt còn gọi là hoa Diên Vĩ

Hoa Iris có nhiều màu nhưng đẹp nhất, phổ biến nhất là xanh tím. Van Gốc vẽ rất nhiều tranh về loài hoa này

Một bức tranh sơn dầu của Vincent van Gogh

Hoa Diên Vĩ được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu trên vải năm 1889. Trưng bày tại Bảo tàng J. Paul Getty, Los Angeles, California.

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

Làm giàu từ nuôi le le


"Trăm nghe không bằng một thấy", chúng tôi tìm đến ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang để chứng kiến tận mắt trên 2.000 con le le “vàng” mà ông Sa Lê (46 tuổi, dân tộc Chăm) đang sở hữu. Gọi là “vàng” vì giá trị kinh tế của loại gia cầm này cao hơn gà, vịt gấp nhiều lần và nguồn cung luôn không đủ cầu.
Nhiều cư dân xung quanh ấp rất tường tận về cơ duyên ông đến với những con le le "đẻ ra tiền". Trước đây ông làm nghề kinh doanh mặt hàng vải sợi và quần áo may sẳn tại An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng.
Khi đang làm ăn thuận buồm xuôi gió thì ông bị nhiều người chiếm dụng tiền khá lớn, không còn khả năng thanh toán. Trong lúc túng quẫn, cùng đường, tình cờ ông xem trên mạng xã hội bắt gặp khá nhiều người phát tài nhờ nuôi và bán le le.
Đàn le le được ông Sa Lê nuôi.
Mừng như "bắt được vàng", ông quyết định chuyển hướng làm ăn từ loại gia cầm này. Ban đầu ông chỉ nuôi thử 50 con để thử nghiệm, sau đó thấy khả năng phát triển khá thuận lợi ông tiếp tục nâng số lượng nuôi lên 500, 1.000 và nay là 2.000 con/lứa.
Theo ông Sa Lê, đây là động vật dạng "quý phái", rất khó tính nên nuôi được chúng rất khó khăn và phải hết sức thân thiện mới tiếp cận được nếp sinh hoạt, quán tính của chúng. Không chỉ thành công trong việc nuôi le le thịt bán cho người tiêu dùng, người nông dân dân tộc Chăm này còn rất thành công trong việc ấp bán le le con cho người nuôi cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo quan sát của chúng tôi, khu vực chuồng nuôi le le của ông Sa Lê có diện tích khoảng 1.000 mét vuông; ở giữa là tiểu đảo được ông trồng cỏ, xung quanh tiểu đảo là mương nước được thả lục bình để tạo bóng mát. Thức ăn chính là lúa. Để bảo vệ đàn le le khỏi bị chuột, rắn, ông Sa Lê làm một cái nhà kín nhưng chỉ dùng lưới màn nhỏ bao chặt xung quanh.
Theo lời kể của ông Sa Lê, le le bắt đầu mùa sinh sản vào tháng 7 đến tháng 8, khi đó những con đến tuổi sinh sản sẽ bắt cặp với nhau. Quan sát các cặp đôi này, ông chọn ra những cặp khoẻ mạnh rồi tách đàn, tạo ổ cho chúng đẻ. Trung bình một con le le mái đẻ từ 10 đến 15 trứng.
Được biết, trứng le le bắt đầu nở đến lúc bán khoảng 6 đến 7 tháng.
Le le là loại động vật hoang dã nên có sức đề kháng rất cao, hiếm khi bị bệnh. Đây là yếu tố rất thuận lợi cho người nuôi. Trứng le le bắt đầu nở đến lúc bán khoảng 6 đến 7 tháng.
Ông Sa Lê cho biết: "Mỗi con chỉ nặng từ 450 đến 500 gam là xuất bán. Do chúng có độ dinh dưỡng rất cao nên các đại gia từ TPHCM, Cần Thơ, An Giang…đặt hàng liên tục nhưng không đủ hàng bán, tiếc lắm. Năm trước tôi bán được gần 1.800 con, trừ chi phí thức ăn, còn lời trên 800 triệu".
Ông cho biết thêm năm 2016 ông chỉ thử nghiệm vài con gà mái ấp trứng le le, sau mấy lứa đầu tiên thấy trứng le le phù hợp với cách ấp trứng này. Vì thời gian ấp trứng ngắn hơn, đặc biệt là le le con được nở ra bằng cách này khỏe hơn nhiều con giống được nở từ máy ấp trứng công nghiệp.
Hiện nay, từ đàn le le 2.000 con của mình, ông chọn ra vài trăm con cho đẻ trứng, sau đó dùng 70 con gà mái đẻ ấp trứng le le. Sau 22 ngày ấp, ông có từ 500 đến 700 con le le giống; nuôi đến tháng thứ 4 thì có thể xuất bán cho những người có nhu cầu làm giống với giá từ 400 đến 500 ngàn đồng/con. Riêng le le thương phẩm ông bán với giá 550.000 đến 600.000 đồng/con.
Nhờ cách làm này, ông Sa Lê tiết kiệm chi phí, thời gian ấp trứng và bỏ túi bạc tỷ mỗi năm. Phương pháp này hiện được nhiều người nuôi le le tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long áp dụng. Điều đáng quý là ông luôn hướng dẫn người nuôi le le rất tận tình, chu đáo với mong muốn ai cũng đạt kết quả như mình.
Ông Sa Lê đang chăm sóc đàn le le.
Ông U Mơ (dân tộc Chăm, ngụ tại huyện An Phú, tỉnh An Giang) kể lại: "Thấy tôi quá khó khăn, ông Sa Lê kêu xuống nhà để chỉ tôi cách nuôi le le. Sau đó tôi mua 50 con le le nhỏ về nuôi tại nhà, khi bán xong còn lời hơn 30 triệu. Mừng lắm, vậy là hết nghèo. Hiện tại tôi đang nuôi 100 con tại nhà, giá bán ngày càng cao, chắc trúng lớn".
Ông Nguyễn Văn Phúc - Trưởng ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh đánh giá: "Đây là tấm gương người dân tộc Chăm rất năng động, sáng tạo, hết lòng vì bà con nghèo nói chung, người Chăm nói riêng. Cạnh đó, ông rất nhiệt tình đóng góp cho các công trình phục lợi công cộng như làm đường, bắt cầu, xây dựng nhà tình thương, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học".
Hiện nay ông Sa Lê là người Chăm duy nhất ở An Giang thu về bạc tỷ mỗi năm nhờ mô hình nuôi le le và kết quả này sẽ chưa dừng lại trong tương lai. Không những vậy, mô hình này bắt đầu phát triển khá mạnh trong cộng đồng người Chăm ở An Giang.
Theo Thương hiệu & Pháp luật

VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG 6

Từ vựng 6: LOVE


Từ vựng 7: Nghe và thấy

VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG 5

Từ vựng 5: Ex

VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG 4

Từ vựng 4: Cười

VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG 3

Từ vựng 3: Chảnh

VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG 2

Từ vựng 2:  Gorgeous, hideous, grotesque...


Từ vựng3: Chảnh

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 10


Tập 10: Phát âm giọng người Mỹ

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 9


Tập 9: Phát Âm Tiếng Anh / I'll,You'll, He'll, She'll, They'll...

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 8

Tập 8: Phát Âm Tiếng Anh / Lời khuyên Phương pháp 1


VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 7

Tập 7: Phát Âm TiếngAnh / Âm Th


VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 6

Tập 6: Phát Âm Tiếng Anh / Have,has, had/ back/ word, work, world

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 5


Tập 5: Phát Âm Tiếng Anh / Âm J, Ch


VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 4


Tập 4: Phát Âm Tiếng Anh / Phun và khạc ...Cl, Gl, Dr, Tr

Ruồng vườn bẫy chuột cống nhum

Khi ngoài đồng nơi thì thu hoạch lúa, nơi thì làm đất sạ lại, chuột không còn chỗ trú ẩn, dạt vào vườn. Những cơn mưa đầu mùa tưới tắm cỏ non vươn chồi, vườn cây trái xum xuê mùa hè là nguồn thức ăn dồi dào của chuột. Những con chuột cống nhum mập ú, lông mượt, thịt mềm… trở thành món ăn “đặc sản” của vùng sông nước miệt vườn.

Lúc này, người dân miệt vườn tranh thủ đi ruồng trong vườn, bẫy chuột cống. Công việc này lợi cả đôi đàng: vừa tiêu diệt loại gặm nhấm phá hoại mùa màng vừa cải thiện bữa ăn gia đình và mang lại thu nhập kha khá.


Ruồng chuột từ vườn ra ruộng.
Bẫy cống nhum
Khi mặt trời chen lặn, người dân miệt vườn í ới rủ nhau chuẩn bị đi bẫy chuột cống nhum. Bắt chuột có nhiều cách: đào hang, bẫy đập, bắn súng chĩa hay nhờ đến “anh bạn bốn chân” mũi thính, mắt tinh,… Tuy nhiên, chuột bị bắt sống thì thịt ngon hơn và bán được giá hơn nên người dân lụi cụi làm bẫy chuột bằng lồng sắt. Chuột cống ở vườn mập ú, không thua gì chuột đồng ăn lúa non ngậm sữa.
Anh Nguyễn Văn Út (xã Tân Hạnh– Long Hồ) một tay “sát chuột” có tiếng cho biết: Đây là loại chuột lớn, có con nặng trên 1 ký, lông đen mượt, thịt rất ngon ngọt. Chuột cống có nhiều ở các khu vườn rậm rạp hay bãi bồi. Có trong tay 20 cái bẫy lồng, mỗi đêm anh Út cầm chắc gần chục con cống nhum.
Hôm chúng tôi gặp anh Út trên đường đi bẫy chuột về, anh khoe “trúng đậm” được 15 con chuột cống nhum và 1 con chuột cơm. Những con cống nhum lông đen thui, kêu khù khù, cố tìm cách thoát khỏi cái lồng sắt… khiến mấy cô gái tò mò tấp vô xem cứ eo ôi, le lưỡi, lắc đầu… Có ai đó chọc ghẹo: Với món chuột nướng thơm lừng thì mấy em cũng eo ôi, le lưỡi nhưng… gật đầu…”
Nhiều người xúm lại xem và hỏi mua. Chuột cống nhum giá 90 ngàn đồng/kg, còn chuột cơm 30 ngàn đồng/kg. Chỉ vài chục phút, anh Út bán hết số chuột. Nhiều người còn hỏi xin số điện thoại để liên hệ… mua chuột tiếp. Hôm đó, anh Út bán 16 con chuột được hơn 700 ngàn đồng.
Anh Út- tay “sát chuột” có tiếng ở địa phương.
Anh Út bật mí chiêu bẫy chuột cống nhum: Bẫy chuột cống nhum phải dùng loại lồng cọng sắt lớn, ngoài chợ giá khoảng 20 ngàn đồng/cái. Quan trọng là tầm được đường mòn của chuột và đạt bẫy trúng… địa chỉ. Ban ngày, cống nhum trốn ở các lùm cây hay chui vào ẩn nấp trong hang, đến chập choạng tối thì bò ra đi ăn. Mồi khoái khẩu của chúng là lúa, cua, ốc, khoai mì,... Sau khi đặt bẫy, đầu hôm đi thăm thì dời sang điểm khác, vì chuột rất nhạy, nếu không chuột sẽ không “sụp bẫy” nữa. Trung bình với 20 cái bẫy chuột, anh thu nhập khoảng 200 ngàn đồng mỗi ngày.
Anh Nguyễn Văn Nghi (xã An Bình) chiều xách chục cái bẫy lồng đi thì tối kiếm vài con cống nhum, cũng đủ cho bữa cơm gia đình và làm mồi cho 4, 5 người lai rai. Anh Nghi cho biết: Chuột cống ở bãi bồi rất mập, thịt chắc rất ngon. Chuột bẫy đem ra chợ xã bán cho người dân giá 100 ngàn đồng/kg mà bao nhiêu cũng hết.
Mùa này, ở cù lao những người đi giăng lưới hay câu tôm trên xuồng lúc nào cũng có vài cái bẫy lồng. Chiều, họ bẫy chuột ở các đám lục bình rồi đi giăng lưới, câu tôm. Vài tiếng sau quay trở lại thăm, một đêm cũng kiếm được vài con cống nhum mấp ú.
“Đặc sản” miệt vườn
Nhiều người nói cống nhum là “đặc sản” của miền sông nước miệt vườn. Bởi cống nhum qua chế biến cho ra nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Nếu trước đây, dân quê đi bắt chuột về chỉ làm vài món ăn đơn giản như xào lá cách hay chiên giòn, nướng,… thì giờ đây rất phong phú, như chuột giả cầy, nấu canh chua, xé phay trộn rau răm… mà món nào cũng hấp dẫn, đã ăn một lần là nhớ mãi.
Ở nhà hàng, quán nhậu, thịt chuột được nâng lên thành món ăn cao cấp, sang trọng như chuột khìa nước dừa, rô ti, nướng lu và giá cũng không rẻ chút nào. Một chủ quán nhậu có tiếng ở Vĩnh Long cho biết: Quán có chuột đồng thì nhiều, nhưng chuột cống nhum thì hiếm. Thực khách muốn ăn phải đặt trước để tìm nguồn hàng và giá cũng khá đắt.
Ở thôn quê, dân “sành điệu” ăn thịt chuột cho biết: Thịt chuột ngon nhất là món nấu mẻ chua. Đây là món ăn dân dã, đồng quê cực kỳ quyến rũ và đậm nét ẩm thực Nam Bộ. Món này không phải ai cũng làm được mà phải có “bài bản” hẳn hoi. Thịt chuột sau khi làm sạch, để ráo nước, đợi nồi cơm mẻ thật sôi, bỏ thịt vào luộc.
Thịt vừa chín tới, vớt ra để nguội, xé thịt bỏ xương, trộn thịt với gia vị, hạt tiêu, đường, rau răm... rồi bày ra đĩa. Tiếp đến, bắp chuối cắt miếng thả vào nước mẻ đang sôi, nếm cho vừa ăn rồi tắt lửa, bắc nồi xuống, cho thêm ngò gai, rau om, rau cần, ớt, trộn đều cho thơm. Món này ăn với cơm nóng, thịt chấm nước mắm ngon giằm ớt. Thịt chuột luộc dai dai, ngọt lịm thơm nồng mùi rau răm, nước mẻ nóng sốt chua ngọt có vị bắp chuối chan chát. Tất cả hòa quyện với vị mặn đậm đà của nước mắm ngon tạo nên hương vị khó quên ...
Bạn tôi còn có món thịt chuột rất ấn tượng được đặt tên là… “trinh nữ kén chồng”. Đây là món làm rất kỳ công, vì phải chọn chuột cái tơ, mập. Chuột được làm lông sạch, bỏ hết nội tạng, ướp gia vị, nấm mèo, thịt và gan heo băm nhuyễn, đậu xanh rang lên cùng các loại rau thơm xắt nhỏ nhồi vào bụng chuột rồi khâu lại, đem nướng lửa than hồng. Chuột chín có màu vàng lườm, mỡ ứa ra, thơm phức… Ăn món chuột “trinh nữ kén chồng” kèm theo ly đế hay chút bia là tuyệt cú mèo.
Thịt chuột trở thành đặc sản của miền sông nước.
Một món khác cũng khá độc đáo là chuột xào kiệu cùng một số gia vị khác như hành tây, gốc hành lá, nấm rơm... Cái vị ngọt, béo, thơm của thịt chuột hòa cùng hương vị củ kiệu khi chấm tương ớt, sẽ giúp người ăn cảm nhận một hương vị đồng quê khó tả.
Ai đến miền Tây sông nước miệt vườn thưởng thức những món “đặc sản” thịt chuột cống nhum mộc mạc sẽ không sao quên được và những món ăn ngon từ chuột. Nó góp thêm vào sự đa dạng hóa ẩm thực ở vùng quê sông nước. Ai chưa từng ăn hãy ăn cho biết và chắc chắn là sẽ còn ăn nhiều lần nữa vì sự “quyến rũ” riêng của thịt chuột.
Theo NGỌC THUẬN (Vĩnh Long Online)

Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 3


Tập 3: Phát Âm Tiếng Anh / Âm "S" trong tiếng Anh