Hoa dại bên cửa sổ

Hoa dại nhưng vẻ đẹp thu hút, không kiêu sa nhưng mộc mạc quyến rũ người xem

Vẫn là hình ảnh của hoa dại

Hoa này có tên là Iris, chúng mọc rất nhiều ở Mỹ

Hoa Iris tên thường gọi là Blue flag: cờ xanh.

Loài hoa này có nguồn gốc ở Bắc Mỹ, có nhiều ở Đông Hoa Kỳ và Đông Canada

Hoa Iris người Việt còn gọi là hoa Diên Vĩ

Hoa Iris có nhiều màu nhưng đẹp nhất, phổ biến nhất là xanh tím. Van Gốc vẽ rất nhiều tranh về loài hoa này

Một bức tranh sơn dầu của Vincent van Gogh

Hoa Diên Vĩ được thể hiện bằng chất liệu sơn dầu trên vải năm 1889. Trưng bày tại Bảo tàng J. Paul Getty, Los Angeles, California.

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG 1

Chào các bạn! Mình đã giới thiệu với các bạn Video phát âm tiếngAnh giọng mỹ dễ hiểu của thầy Kenny. Hôm nay mình giới thiệu với các bạn VIDEO HỌC VÀ PHÁT ÂM TỪ VỰNG của thầy với mục đích giúp các bạn bổ sung thêm vốn liếng học tiếng Anh để đạt hiệu quả tốt nhất.

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC THÌ TRONG TIẾNG ANH - Phần 2


VI. Quá khứ tiếp diễn (The Past progressive) 
1. Thường diễn tả hành động xảy ra tại một thời điểm nhất định trong quá khứ, thường đi với : at + 8a.m/3p.m/5a.m...+ yesterday/ last...
at this/that time + yesterday/last...
2. Dùng để diễn tả hành động đang xảy ra giữa 2 thời điểm giới hạn về thời gian trong quá khứ, thường đi với: 
     between ...and ...last.../yesterday...
     from....to... ( from Monday to saturday)
     All ... ( all yesterday, all lastweek..)
     The whole of ...( the whole of yesterday )
eg : From 7.pm to 9p.m I was waching TV
3. Dùng với when ( diễn tả hành động đang xảy ra ở trong quá khứ thì hành động khác xảy đến )
Lưu ý : hành động xảy đến dùng thì quá khứ đơn.
eg: When I came home , my parent was having a dinner .
4. Diễn tả 2 hay nhiều hành động xảy ra song song trong quá khứ 
thường đi với while /as..
eg :My father was reading news paper while my mother was cooking dinner.


VII. Thì quá khứ hoàn thành (The Past Perfect) 
VIII. Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn (The Past Perfect Continous)
IX. Tương Lai Đơn (The Simple Future tense):
X. Thì tương lai hay còn lại là "tương lai gần" (The Future tense) 
(Sưu tầm và tổng hợp)

1. Dùng để diễn tả mọt hành động đã hoàn tất tại một thời điểm trong quá khứ hoặc trước hành động khác trong quá khứ 
- Cách dùng này thường kết hợp với các liên từ như (after , before, when , until , as soon as, by) 
eg : By 10 p.m yesterday I had finished my home work 
eg : She went to England after she had studied English.
Lưu ý: Hai hành động xảy ra trong quá khứ, hành động nào xảy ra trước thì dùng quá khứ hoàn thành, hành động xảy ra sau thì dùng thì Quá khứ đơn.
2. Dùng với giới từ "for" ( diễn tả hành động đã xảy ra nhưng chưa hoàn tất trong quá khứ thì một hành động khác xảy đến)
eg : By August last year he had worked in that factory for ten year.

1. Diễn tả hành động kéo dài trong quá khứ dến khi có hành đọng thứ hai xảy ra. 
Đi với "for" + time , before..
eg: When I left last job, I had been working there for four years.
Eg : Before I came , they have been talking with each other.
Khi sử dụng các thì này có when ta phải thận trọng và dịch câu văn hay dựa vào mệnh đề sau cũng xác định đúng các thì. 

1. Thì Tương Lai Đơn được dùng một hành động sự việc xảy ra trong tương lại Cách dùng này thường đi với các trạng từ chỉ thời gian như: tomorrow , next day/week/ year/ century....
2. Thì Tương Lai Đơn còn dùng dể đưa ra các dự đoán về các sự việc trong tương lai với những động từ ( 
dấu hiệu nhận biết ) 
- think ,besure, believe, expect, wonder,suppse...
eg: A: She is working very hard . 
B: I think she will pass the exam easily 
- you must meet Lan . I'm sure you will like her 
3. Thì Tương Lai Đơn còn được sử dụng trong câu điều kiện loại 1 cùng với thì Hiện tại đơn 
eg: If the weather is fine, we will go for a picnic .
Note : trong trường hợp này để nhận ra được thì của câu thì phải dựa vào vế trước hoặc vế sau của câu để xác định đây là câu điều kiện loại 1. Và trong câu loại này thì thường vế ngay sau If sẽ chia ở thì Hiện tại đơn, vế còn lại sẽ chia ở thì Tương Lai Đơn.

Thì tương lai gần được sử dụng để diễn tả một hành động xảy ra trong tương lai mà đã được quyết định từ trước, hoặc có kế hoạch từ trước.
eg: She's bought a planticket. She is going to fly to Lon don.
Với cách dùng này không có đấu hiệu nhận biết mà ta phải dựa vào câu trước đó mang ý nghĩa như thế nào, nếu không thì ta sẽ dùng Tương Lai Đơn
Lưu ý: Việc phân biệt các thì Tương Lai Đơn, thì Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn, thì tương lai gần đôi khi là rất khó khăn khi cả ba đều mang nghĩa tương lai và có thể mang các trạng từ t/g chỉ tương lai như trên ta đã nói.
1. Nhưng lưu ý là thì Tương Lai Đơn chỉ dùng khi hành động trong tương lai đó không được quyết định hay có kế hoạch từ trước mà được quyết định ngay lúc đó 
eg : A: Would you like to have a drink?
B: I willl have mineral water
2. Còn đối với thì Tương Lai Đơn thì hành động sẽ xảy ra trong tương lai này đã được quyết định từ trước. Hoặc nó còn được sử dụng để diễn tả những hành động sắp xảy ra trong tương mà hiện tượng của nó đã xuất hiện ở hiện tại. 
eg: There are black clounds in the sky. Its going to rain
3. Với thì HTTD ta chỉ dùng khi nói việc gì đó đã được bố trí, thu xếp làm( diễn tả một sự việc sẽ xảy ra trong tương lai gần )
eg: I'm visiting my grand mother tomorrow.
XI. Thì Tương lai tiếp diễn (The Future Continous) 
Đối với thì này thì để phân biệt bạn phải dựa vào cách sử dụng của nó và phải dịch câu văn đó ra 
Tuy nhiên bạn có thể lưu ý một số điểm như sau:
1.Thì Tương Lai Đơn thường đi với thời gian cụ thể trong tương lai 
eg: At 10p.m tomorrow, I will be learning math information technology
2. Thì Tương Lai Đơn còn được dùng để diễn tả hành động hay sự việc sẽ xảy ravà kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó trong tương lai. ( thường đi với trạng từ all morning/day/ moth.....)
eg:I will be staying at home all morning .
XII. Thì tương lai hoàn thành (The Future Perfect) 
Đối với thì này có cách dùng là:
1. Thì Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả hành động hoàn tất trước một thời điểm trong tương lai.
- Cách dùng này thường đi với giới từ by +1 mốc thời gian ( by 5p.m/by October/ by at the end of November / by the time ... )
eg: I will have finished tí exercire by 5.pm.
2. Thì Thì tương lai hoàn thành diễn tả một hành động sẽ được hoàn tất trước một hành động khác trong tương lai.
- Cách dùng này thường đi với ( when, before, after, as soon as ....) nhưng vẫn đòi hỏi ta phải dịch nghĩa để nhận diện đây là hành động sẽ xảy ra trong tương lai.
eg: I will have cooked dinner before my mother comes back home.


Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

VIDEO NHỮNG BÀI HÁT TIẾNG ANH BẤT HỦ 1 - EngSub


Nghe nhạc là một phương pháp giảm stress hiệu quả, vừa giải trí vừa có thể học tập là những gì mình muốn giới thiệu với các bạn qua những video nhạc này. Hãy lắng nghe những giai điệu du dương của những bản tình ca bất hủ, và xem lời bài hát để học tiếng Anh. Mình hy vọng nó có thể giúp các bạn thư giản sau những giờ làm việc mệt mỏi và nâng cao khả năng nghe Tiếng Anh của mình. Sau đây là danh sách các bài hát mình sưu tầm được (mình sẽ cập nhật thường xuyên):
Chúc các bạn vui vẻ!
01. Love Story


02. Boulevard - Dan Byrd


03. Knife - Rockwell


04. You're My Everything


05. Only You - The Platters


06. Unchained Melody - The Righteous Brothers


07. How Can I Tell Her – LoBo


08. My Heart Will Go On - Celine Dion


09. The Day You Went Away - M2M


10. Yesterday - The Beatles


11. Yesterday Once More - Carpenters


12. Right Here Waiting - Richard Marx


13.  How Deep Is Your Love - Bee Gees


14. Rhythm Of The Rain - The Cascades


15. Tragedy - Bee Gees


16. I'd Love You To Want Me – LoBo


17. Westlife - No Matter What – Boyzone


18. Seasons In The Sun – Westlife


19. Words – Beegees


20. Papa -  Paul Anka


21. Hello -  Lionel Richie


22. The power of love - Céline Dion

Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

BÀI HÁT TRIỆU ĐÓA HỒNG QUA CÁC PHIÊN BẢN

 

TRIỆU ĐÓA HỒNG QUA CÁC PHIÊN BẢN

 Triệu bông hồng thắm là tên một ca khúc của Raimond Voldemarovich Pauls (nghệ sĩ nhân dân người Nga), phổ nhạc từ bài thơ cùng tên của nhà thơ Nga Andrey Andreyevich Voznesensky. Bài thơ và bài hát đều dựa theo một câu chuyện trong quyển thứ năm "Бросок на юг" (Về phương nam) thuộc tiểu thuyết "Повесть о жизни" (Tiểu thuyết cuộc đời) của nhà văn K. G. Paustovsky viết năm 1960 về chuyện tình của danh họa người Gruzia Niko Pirosmani (1862 - 1918) với nữ ca sĩ người Pháp Marguerite tại Tiphlis (tên gọi cũ của Tbilisi). Bài hát có tiết tấu nhanh, sôi động nhưng phảng phất nỗi buồn. Ca sĩ Alla Pugachyova thể hiện bài này rất thành công. Ở Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Phần Lan, Hungary,… bài hát cũng rất được ưa chuộng, được nhiều người nghe và hát. Mời các bạn thưởng thức bài hát qua các phiên bản tiếng Nga, Việt, Hungary, Nhật Bản…
1. Triệu đóa hồng tiếng Nga

2. Triệu đóa hồng tiếng Việt

3. Triệu đóa hồng tiếng Nhật

4. Triệu đóa hồng tiếng Phần Lan

5. Triệu đóa hồng tiếng Hung-ga-ri

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU Tập 2

Tập 2: Phát Âm Tiếng Anh / Những âm các bạn gặp trở ngại


DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC THÌ TRONG TIẾNG ANH - Phần 1

Go down


I. Hiện tại đơn (The Present tense )
1. Thì hiện tại đơn được sử dụng để diễn tả hành động lặp đi lặp lại hoặc diễn tả một thói quen. Cách dùng này thường đi với các trạng từ chỉ tần xuất như: 
- always, usually, often, sometime, selldom , rarely, never.
- every morning, every day ,every month/year...
- once/ twice/three times , a/per day , a week....
2. Ngoài ra Thì hiện tại đơn cũng được dùng để nói về tương lai( khi nói về t.gian biểu và chương trình ấn định) 
Ở cách dùng này ta có thể dùng một số trạng từ chỉ thời gian ở tương lai 
eg: Tomorrow is Friday ,the train leaves the station from Ha Noi to Viet Tri at 3p.m to 5 

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

NLXH - Văn học và tình thương - Bài 2


Từ xưa đến nay, dân tộc Việt nam ta luôn đề cao tư tưởng nhân ái, một đạo lí cao đẹp. Bởi vì chúng ta đều là con Rồng cháu Tiên, đều được sinh ra từ cha Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ nên truyền thống “lá lành đùm lá rách cũng được phát huy qua nhiều thế hệ. Những tình cảm cao quí ấy được kết tinh, hội tụ và phản ánh qua những tác phẩm văn học dân tộc. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài chứng minh dưới đây

NLXH - Văn học và tình thương - Bài 1

Đề 2: 

“Văn học là nhân học”, Mác – xim Gooc – ki, đại văn hào của nước Nga Xô viết đã từng nhận định như thế. Thật vậy, mỗi chúng ta, ai ai cũng phải học để tiếp thu tri thức và để làm người. Văn học lại chính là chiếc chìa khoá vàng mở rộng lòng nhân ái trong tâm hồn, phát triển nhân cách tốt đẹp. Một tác phẩm ra đời không chỉ phản ánh cuộc sống phong phú, muôn vẻ quanh ta mà còn thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của tác giả với vạn vật. Nhờ thế, văn học không chỉ dừng lại ở giá trị văn chương mà còn được mở rộng thành những viên gạch đầu tiên xây đắp tình yêu thương giữa con người với con người trong xã hội.

NLXH chủ đề: “NÓI KHÔNG VỚI NHỮNG TỆ NẠN XÃ HỘI” - Bài 2


Đất nước chúng ta đang trên con đường công nghiệp hoá,hiện đại hóa để tiến tới 1 xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn.Một trong những trở ngại đó là các tệ nạn xã hội.Và đáng sợ nhất chính là ma tuý.

NLXH chủ đề: “NÓI KHÔNG VỚI NHỮNG TỆ NẠN XÃ HỘI” - Bài 1


BÀI LÀM

Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó,chúng ta phải vượt qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.

TỤC NGỮ - DANH NGÔN - THÀNH NGỮ ANH VIỆT Phần 2

Chào các bạn, hôm nay mình xin giới thiệu với các bạn TỤC NGỮ - DANH NGÔN - THÀNH NGỮ ANH VIỆT - Phần  2.

1. Behind every great man, there is a great woman
Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn
2. A blessing in disguise
Trong cái rủi có cái may
3. A miss is as good as a mile
Sai một ly đi một dặm
4. He who laughs today may weep tomorrow
Cười người chớ vội cười lâu.
Cười người hôm trước hôm sau người cười.
5. A flow will have an ebb
Sông có khúc người có lúc

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Việc học môn năng khiếu ở trường phổ thông

Sau môn Thể dục, Âm nhạc, môn Mĩ thuật được đưa vào chương trình học chính khóa là một quan điểm đúng đắn. Tuy nhiên, không chỉ riêng phụ huynh học sinh, bản thân học sinh, mà ngay cả chính các giáo viên bộ môn khác vẫn có cách nghĩ đơn giản học mĩ thuật là học vẽ, học âm nhạc là học đàn, học hát và cần phải có năng khiếu mới học được. Điều đáng nói là 3  "môn học năng khiếu" theo quan điểm và chỉ đạo của ngành là "không được để học sinh thi lại, ở lại lớp những môn này", điều này đã dẫn đến một hệ lụy là đa số học sinh không quan tâm, không chịu học. Quan điểm của ngành đúng nhưng quá cứng nhắc làm 3 môn học này bị xem nhẹ, học sinh không vẽ bài, không học hành gì cả vẫn được đánh giá "Đạt" (ở đây tôi không đề cập nhiều đến vấn đề này - đó không phải là việc của cá nhân).

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

TỤC NGỮ - DANH NGÔN - THÀNH NGỮ ANH VIỆT Phần 1

Hôm nay mình giới thiệu với các bạn một vài "TỤC NGỮ - DANH NGÔN - THÀNH NGỮ ANH VIỆT" mà mình sưu tầm được.
PROVERBS FAMOUS WORDS IDIOMS


1. First step counts - Vạn sự khởi đầu nan
2. A small leak sinks the great ship - Nước chảy đá mòn, có công mài sắt có ngày nên kim
3. Haste makes waste - Dục tốc bất đạt
4. To kill two birds with one stone - Nhất cử lưỡng tiện
5. The cap fits, then wear it - Có tật giật mình
6. Money makes the mare go - Có tiền mua tiên cũng được
7. Never put off till tomorrow what you can to do today - Việc hôm nay chớ để ngày mai
8. Better late than never - Chậm trễ còn hơn không
9. To error is human - Nhân bất thập toàn
10. Diamond cuts diamond - Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
11. Like father, like son - Cha nào con nấy
12. Great hopes make great men - Không đam mê không làm được việc lớn
13. Life is too short to worry - Hơi đâu mà lo, sức đâu mà buồn
14. Man proposes but god disposes - Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên
15. Vice makes virtues shine - Hữu xạ tự nhiên hương
16. Idleness the root of all evils - Nhàn cư vi bất tiện
17. To be or not to be? That is the question - Tồn tại hay không tồn tại. Đó mới là vấn đề 
(còn cập nhật...P2)

TRUYỆN NGẮN MÙA LẠC - NGUYỄN KHẢI


Sáng, mây bốc mù chân núi vây quanh lấy cánh đồng Điện Biên, nhưng trên đỉnh chóp lại hết sức trong trẻo đến nỗi trông thấy rõ những thân cây đứng trơ trụi, và thấp thoáng một vật trắng của mái nhà người Mèo.
Bãi trồng lạc ở cánh đồng phía Tây Hồng Cúm trải ra từ chân khu nhà ở của đội sản xuất số 2 mênh mông cho mãi tới giáp rừng. Giữa cái màu xanh lặng lẽ của lá lạc, lá cỏ nghệ, và rút đồng, nổi lên một miếng vàng sẫm của mấy mảng cỏ gianh và lá cót đan lẫn lên nhau. Đấy là điểm sinh động nhất của toàn bãi: tiếng chân đạp lên bàn gỗ rình rịch, tiếng vòng trục quay ù ù của ba cái máy tuốt lạc, tiếng bào cào rê lạo xạo trên mình vỏ lạc thu gọn lại ở khoanh giữa; mùi hăng của thân lạc tươi mới nhổ xếp lớp lớp trên các cáng và mùi ẩm ướt nồng nồng của những cây lạc đã tuốt đánh đống phơi mưa suốt đêm qua. Bụi bốc mờ mờ từ cả mấy phía, và những chấm cánh nâu của con sâu ban miêu bay sè sè vụt qua vụt lại. Mồ hôi đã thấm hết lần áo ngoài những người đạp máy, khuôn lấy hình người hằn rõ những mảng thịt ở ngực, ở bả vai và vế đùi. Chiếc máy giữa và chiếc máy phía tay trái do sáu người đạp, còn chiếc máy bên phải chỉ có Huân tổ viên tổ 1 và Đào tổ viên tổ 4 đứng. Đào thuộc loại người gặp một lần có thể nhớ mãi, rất dễ phân biệt với những chị em khác. Hai con mắt hẹp và dài đưa đi đưa lại rất nhanh, gò má cao đầy tàn hương, và hàm răng trên đen nhờ nhờ hơi nhô ra ngoài môi. Chị bịt đầu bằng chiếc khăn vải kẻ ô vuông một vệt dài phía sau khiến những nét thiếu hoà hợp trên mặt càng trở nên thô, càng đỏng đảnh. Đứng cạnh người đàn bà ít duyên dáng ấy là Huân, một đoàn viên thanh niên chưa tròn hăm nhăm tuổi, rất khoẻ và đẹp trai. Anh đưa cặp mắt màu nâu nhạt ẩn dưới đôi lông mày đen và mịn như nét vẽ sang phía Đào. Mồ hôi đã thấm ướt vành khăn, chảy từng giọt dài xuống kẽ mắt, sống mũi.

Sơ lược Cuộc đời và sự nghiệp nhà văn Nguyễn Khải

Nhà văn Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải (sinh ngày 3/12/1930 tại Hà Nội, mất ngày15/1/2008 tại Bệnh viện 115 TP HCM). Quê nội ông ở phố Hàng Than, thành phố NamĐịnh; quê ngoại: xã Hiếu Nam, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.

Năm 1946 lúc 16 tuổi ông tham gia kháng chiến ở Hưng Yên. Năm 1948, ông làm y tá, đồng thời có viết bài cho tờ Dân quân Hưng Yên. Năm 1949, ông làm phóng viên cho tờ báo này. Cuối năm 1950, ông tham dự lớp Nghiên cứu Văn nghệ tại huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Năm 1951, ông được cử đi dự trại viết của hai chi hội Văn nghệ Liên khu 3 và Liên khu 4. Năm 1956, ông được chuyển về tờ Sinh hoạt văn nghệ của Tổng cục Chính trị (tiền thân của tạp chí Văn nghệ Quân đội).
Năm 1957, Nguyễn Khải là hội viên sáng lập Hội Nhà văn VN. Ông từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam rồi Ủy viên Ban Thường trực Hội Nhà văn VN các khóa II, III và là Phó tổng thư ký khóa III. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII.
Sau năm 1975, Nguyễn Khải vào sống ở TP HCM. Năm 1982, ông nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết “Gặp gỡ cuối năm”. Năm 1988 ông rời quân đội, chuyển về Hội Nhà văn Việt Nam với quân hàm đại tá. Năm 2000, nhận Giải thưởng Văn học ASEAN, Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II cho chùm tác phẩm "Gặp gỡ cuối năm", "Xung đột", "Cha và con và...". Nhà văn Nguyễn Khải cũng từng nhận được giải thưởng "Cây bút vàng" của Tạp chí Văn hóa - Văn nghệ Công an với truyện ngắn "Đàn bà".
Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, ký sự, kịch. Trong đó, Nguyễn Khải để dấu ấn qua nhiều tác phẩm như: Xung đột (truyện, 2 phần 1959-1962), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Thời gian của người (tiểu thuyết, 1985), Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990)... Tác phẩm gần nhất của Nguyễn Khải là tiểu thuyết Thượng đế thì cười (2003), hồi ký về cuộc đời viết lách của ông. Những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Khải:
·         Mùa xuân ở Chương - Mỹ (1954)
·         Người con gái quang vinh (1956)
·         Xung đột (truyện, 1959)
·         Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960)
·         Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, 1963)
·         Người trở về (tập truyện vừa, 1964)
·         Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966)
·         Hoà - Vang (bút ký, 1967)
·         Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970)
·         Ra đảo (1970)
·         Chủ tịch huyện (truyện, 1972)
·         Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973)
·         Tháng ba Tây nguyên (ký, 1976)
·         Cách mạng (kịch, 1978)
·         Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982)
·         Thời gian của người (1985)
·         Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1986)
·         Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987)
·         Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, 1989)
·         Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990)
·         Sư già chùa Thắm và ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993)
·         Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993)
·         Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995)
·         Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, 1999)
·         Chuyện nghề (1999)
·         Nắng chiều (tập truyện ngắn, 2001)
·         Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
·         Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002)
·         Sống ở đời (tập truyện, 2003)
·         Ký sự & Kịch (2003)
·         Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003)
·         Nghề văn cũng lắm công phu (truyện - tạp văn, 2003)
·         Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003)
·         Một chặng đường (tiểu thuyết, 2005)
·         Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006)

VIDEO PHÁT ÂM TIẾNG ANH GIỌNG MỸ - DỄ HIỂU

Chào các bạn, việc học tiếng Anh ở ghế nhà trường trọng tâm chỉ là phần ngữ pháp. Thời gian thầy cô giúp các bạn phát âm và học từ vựng không nhiều. Việc tiếp xúc và đàm thoại tiếng Anh không phải ai cũng có cơ hội, vì vậy chúng ta phải tự học, tự đọc và phát âm. Những gì mình thấy và mình nghe khi học 7 năm ở ghế nhà trường và ở các cấp học khác không giúp mình nghe nổi một bản tin thời sự đơn giản hay một đoạn đối thoại ngắn của người bản xứ. Có người trả lời rằng do ở nhà trường phát âm theo giọng của người Anh (nhưng mình thì cảm nhận được cách phát âm của mỗi giáo viên rất khác nhau).

Để hỗ các bạn học Tiếng Anh tốt hơn, hôm nay mình giới thiệu với các bạn Video LUYỆN NGHE TIẾNG ANH của thầy Kenny N. Bản thân mình thấy rất bổ ích, vừa luyện nghe tiếng Anh, vừa bổ sung thêm vốn kiến thức mới trên thế giới, vừa học từ mới, lại có phụ đề tiếng Việt, có cả chú thích phần quan trọng trong từ vừa phát âm nữa… Minh Đăng sẽ cập nhật thường xuyên phần luyện nghe này, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc trao dồi trong việc học tiếng Anh.

DO BLOG NÂNG CẤP LÊN BỊ LỖI PHẦN HIỂN THỊ  NHIỀU TẬP
  NÊN MÌNH ĐÃ ĐĂNG LẠI TỪNG VIDEO MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM



DO BLOG NÂNG CẤP LÊN BỊ LỖI PHẦN HIỂN THỊ NHIỀU TẬP
 NÊN MÌNH ĐÃ ĐĂNG LẠI TỪNG VIDEO MONG CÁC BẠN THÔNG CẢM

NLXH vấn đề nhân sinh... “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết"


Đề: Suy nghĩ của anh (chị) đối với vấn đề nhân sinh được đặt ra trong câu văn sau: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy...” (Mùa lạc - Nguyễn Khải)
       Triết lý nhà phật có nhắc đến cái gọi là thuyết luân hồi: Một con người, sự vật chết đi sẽ hoá thân, chuyển kiếp sang một kiếp sống mới, dưới một hình hài mới. Bản thân tôi không hoàn toàn tin vào nó, tôi cảm nhận được nó dưới một khía cạnh khác. Đọc “Mùa lạc” của Nguyễn Khải tôi nhận ra được một điều đó: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.

       Sự sống ở đây, theo tôi là những giá trị hiện sinh, đó là sự sống của con người, cỏ cây, chim muông. Đó cũng có thể hiểu là sự sống trong tâm hồn, trong nhận thức. Sự sống và cái chết; hạnh phúc và hy sinh gian khổ là những khái niệm trái ngược nhau, thế nhưng “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ”.
       Tại sao lại như thế? Theo tôi, trước hết là bởi không có gì trường tồn mãi với thời gian, không có cuộc sống, số phận nào là luôn luôn hạnh phúc. Cái chết phải luôn song hành cùng sự sống, có hy sinh gian khổ mới có hạnh phúc. Cuộc sống vốn rất phức điệu và đa chiều. Nó có muôn màu, muôn vẻ thiên hình và vạn trạng.Ông cha ta đã từng khẳng định: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”. Đó chính là một dẫn chứng cho ý kiến trên.Không ai cấm, trên xác cây khô kia nảy sinh những mầm xanh, qua mùa đông tàn tạ úa vàng mới đến ngày xuân trăm hoa đua nở. Đó chính là vì “sự sống nảy sinh từ trong cái chết”.

       Ở đây là một câu nói có tính chất khẳng định. Từ trong cái chết – cái tàn tạ, úa vàng sẽ nảy sinh ra sự sống – giá trị hiện sinh. Sự sống ấy dĩ nhiên không thể chung sống, phát triển trong môi trường ấy nhưng đó là nơi nó “nảy sinh”. Bản thân sự vật luôn biến đổi không ngừng nghỉ, ẩn đằng sau - tận bên trong cái khô héo không ai ngăn trở được những biến đổi vận động không ngừng để nảy sinh ra sự sống. Ai biết được, những hạt lúa đã được phơi khô kia cấy xuống nước lại có thể mọc ra cây lúa xanh tươi. Tôi lại chợt nhớ đến bài kệ của một bậc thiền sư thời Lý căn dặn học trò trước lúc ra đi.
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch thơ
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa cười
Trước mắt việc đi mãi
Sau lưng già đến rồi
Ai bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
(Mãn giác thiền sư)
        Vâng, xuân đến và đi là quy luật của tạo hoá. Đó là vòng quay của thời gian. Thế nhưng, trong cái giá rét của đêm đông ấy, trên cái cành khô mà tưởng như hoa đã “lạc tận” – rụng hết ấy vẫn bừng lên vẻ đẹp của “nhất chi mai”. Cái hình ảnh cành mai dẫu đơn độc nhưng thật cứng cỏi ấy như tạc vào đêm tối chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự sống ở giữa cái nơi mà vạn vật tưởng đã úa tàn. Sự sống và cái chết, đau khổ và hạnh phúc, đó chính là một vòng tròn của số phận, của tạo hoá; đó chính là nguyên cớ cho sự nảy sinh – hiện hình.
        Với “Mùa lạc”, Nguyễn Khải cũng đã chứng minh được điều đó. Có ai ngờ đâu trên mảnh đất đầy bom đạn của Điện Biên, nơi từng bị bom thù giày xéo từng tấc đất, tưởng như không một sư sống lại mọc lên một nông trường Điện Biên cây cối tốt tươi, có cả cuộc sống con người với đủ mọi cung bậc cảm xúc.Đối với con người cũng vậy, hạnh phúc hiện hình từ trong hy sinh, gian khổ. Bác Hồ cũng đã từng nói:“Nếu không có cảnh đông tànThì sao có cảnh huy hoàng ngày xuân”Con người từ khi sinh ra, không ai có được quyền hưởng hạnh phúc suốt đời mà không phải chịu sự khổ đau, hi sinh nào. Cũng như, không có ai là suốt đời đau khổ mà không tìm được hạnh phúc. Trong vất vả, đớn đau, hạnh phúc vẫn có thể hiện hình. Một người đã “quá lứa lỡ thì” như Đào, đã từng mất chồng mất con, từng lang bạt tứ xứ tối đến đặt lưng ở đâu là nhà – một con người từng chịu bao nhiêu đau khổ, mặc cảm – cuối cùng cũng tìm được một bến đỗ bình yên nơi nông trường, tìm được một hạnh phúc dẫu muộn màng bên người đội trưởng.

Vâng, phải chăng đó chính là sự hiện hình của hạnh phúc. Hay với “Vợ nhặt” của Kim Lân chẳng hạn. Trong cái nạn đói khủng khiếp từng giết chết hai triệu đồng bào ta, giữa cái không khí dày đặc nỗi ám ảnh về cái chết mà Kim Lân đã dựng rất thành công, người đọc vẫn cảm động biết bao khi bắt gặp hạnh phúc – dẫu mới chớm nở và đang ngập chìm trong nỗi lo toan của Tràng của “Thị” và của bà cụ Tứ. Vâng, trong đau khổ, đói nghèo, kề cận với cái chết hạnh phúc vẫn hiện hình và trở thành nguồn động viên với họ. Không trải qua hy sinh, gian khổ làm sao đòi hỏi được có hạnh phúc. Hạnh phúc – sự sống cứ như được gieo mầm từ trong cái chết – trong gian khổ hy sinh. Đó chính là lí do để thôi thúc tôi không nguôi hy vọng, không thôi chiến đấu vì niềm tin đó.Đó là bởi “ở đời này không có con đường cùng chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”…
        Vai trò của con người đã được khẳng định: con người phải chiến đấu, luôn luôn chiến đấu để vượt qua ranh giới – ranh giới của sự sống và cái chết, giữa hạnh phúc và hy sinh, đau khổ. Vâng, ở đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Sự sống, hạnh phúc chưa và sẽ không bao giờ đi đến chỗ tận diệt cả, có chăng đó chỉ là những thử thách, ranh giới đòi hỏi con người phải vượt qua, phải chiến thắng nó. Đó mới là vai trò, sứ mệnh của con người.Vậy, “điều cốt yếu” là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
         Giữa sự sống – cái chết, hạnh phúc – khổ đau luôn có những ranh giới. Và chỉ có chúng ta, những con người mới có đủ khả năng vượt qua nó. Mị trong “vợ chồng A Phủ” là một minh chứng về sức mạnh vượt qua những ranh giới của con người.Từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo hay nức tiếng khắp nơi, bị bắt về “cúng trình ma” nhà A Sử, sau khi muốn tự tử mà không được vì thương bố, Mị phải chấp nhận làm dâu - làm con trâu, con ngựa cho nhà thống lý Pá Tra. Bị hành hạ, đối xử tàn tệ, tưởng như Mị đã mất hết sức sống, mất hết ý chí mà trở thành cái xác vô hồn. Nhưng không, trong con người Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt không gì dập tắt nổi. Đó là ngày xuân muộn ở Hồng Ngài, Mị đòi đi chơi xuân (dù sau đó bị A Sử bắt trói vào cột nhà) Đó là ngày tết Mị lén lấy rượu uống từng ngụm lớn. Và tiêu biểu nhất, đỉnh cao của tác phẩm là khi cô cắt dây trói cho A Phủ và xin đi theo. Đó chính là hành động giải thoát cho người khác và cho chính bản thân mình. Tưởng chừng như, sau biết bao hy sinh đau khổ, sư sống, khát khao hạnh phúc trong cô đã bị dập tắt. Nhưng không, nó vẫn cháy âm ỉ thành một sức mạnh giúp cô vượt qua cái ranh giới ấy mà tìm tới hạnh phúc, tìm lại sự sống (và quả thật, tới Phiềng Sa, tìm được ánh sáng của cách mạng Mị và A Phủ đã có cuộc sống đúng nghĩa). Một con người như Mị, tưởng như bị đẩy tới “bước đường cùng” nhưng vẫn đủ sức mạnh để vượt qua. Đó chính là minh chứng: trên đời này không có bước đường cùng mà đó chỉ là ranh giới mà chúng ta phải vượt qua mà thôi. Vậy tại sao, con người lại không đủ dũng khí để tiến bước !Hay như nhân vật Đào của “Mùa lạc”, cảnh ngộ ấy, cuộc đời ấy như bị đẩy tới tột cùng của đau khổ. Có lúc, Đào mặc cảm không dám đón nhận và chiến đấu vì hạnh phúc. Vậy mà sau đó cô cũng nhận thức được, cũng khao khát được hạnh phúc, đón nhận nó. Và cuối cùng, hạnh phúc đã đến với cô, một gia đình hạnh phúc với người yêu cô trên cái nông trường Điện Biên thân yêu. Đó chính là ranh giới và sự vượt qua ranh giới.Trên đời này không có con đường cùng mà chỉ có những ranh giới. Vâng, và vì thế, đứng trước những ranh giới đó con người phải biết chiến đấu, phải có sức mạnh để vượt qua. Đó chính là điều cốt yếu ! Là con người, hạnh phúc và sự sống không thể chờ đợi ai mang đến cho mình mà phải chiến đấu mà giành lấy và gìn giữ nó. Đứng trước những ranh giới ấy, bản lĩnh con người mới được bộc lộ và phát huy. Không bao giờ được nguôi tắt hi vọng – phải chăng phần nào Nguyễn Khải muốn nhắn gửi với chúng ta điều đó.
       Trong cái chết, trong gian khổ hy sinh vẫn có thể nảy sinh, hiện hình hạnh phúc và sự sống. Xung quanh chúng ta cũng có biết bao tấm gương như vậy. Những học sinh hoàn cảnh khó khăn, mất bố mẹ, gia đình nghèo khó mà vẫn vươn lên học tốt không phải là những tấm gương cho ta học tập sao? Những người thương binh, hy sinh một phần máu thịt cho Tổ quốc, những người không còn sức khoẻ mà vẫn vươn lên làm kinh tế giỏi, những người đó có làm ta khơi lại suy nghĩ? Cuộc sống dường như đã đẩy họ đến bước đường cùng, nhưng họ đã chứng minh cho ta thấy, đó chỉ là những ranh giới và thực tế bằng ý chí, quyết tâm, sức mạnh họ đã vượt qua cái ranh giới khó khăn ấy!.
       Vâng, từ trong cái chết sự sống vẫn hiện hình. Nó thôi thúc ta hy vọng, chiến đấu để vượt qua tất cả. Hạnh phúc, sự sống nảy sinh hiện hình từ trong gian khổ và cái chết mới khiến ta trân trọng biết bao!Vấn đề nhân sinh mà Nguyễn Khải đặt ra trong “Mùa lạc” là rất đáng để suy ngẫm chiêm nghiệm. Kết thúc bài viết, tôi lại nhớ đến một bài thơ (cũng của một nhà sư) mà tất cả mọi người trong lớp tôi đều yêu mến. Dường như giữa Nguyễn Khải và Khuông Việt có gì gặp nhau chăng ?
Mộc trung nguyên hữu hoả
Nguyên hoả phục hoàn sinh
Nhược vị mộc vô hoả
Toàn toại hà do minh
Tạm dịch:
Lửa sẵn có trong cây
Vơi đi chốc lại đầy
Ví cây không có lửa
Xát lửa sao bùng ngay
Cái “ngọn lửa đầu tiên” thắp sáng nên hi vọng ấy phải chăng đã được Nguyễn Khải đưa vào “Mùa lạc” mà phát triển, bổ sung thành một triết lý mới.

Nghị luận xã hội - Tác hại của việc nghiện game

Đề bài: Nhiều bạn học sinh hiện nay vì ham chơi điện tử mà sao nhãng việc học tập, mắc khuyết điểm. Em hãy viết một bài nghị luận nói rõ tác hại của việc nghiện game để giúp các bạn học tập tốt hơn.
Thời đại công nghệ thông tin đang ngày càng phát triển, tuổi thơ hôm nay đã dần xa rời các trò chơi dân gian quen thuộc và bổ ích như nhảy dây, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan, … mà thay vào đó là việc chơi các trò chơi điện tử trên máy vi tính và các trò chơi trực tuyến trên mạng internet. Có nhiều bạn ham mê những trò chơi này đến nỗi từ một học sinh giỏi, chăm ngoan mà nay lại sa đàm sao nhãng việc học. Vậy game là gì mà lại mang đến những hậu quả ghê gớm đến vậy?