Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Sơ lược về Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Nguyễn Phan Chánh (bút hiệu: Hồng Nam; 1892 - 1984), xuất thân từ một gia đình trí thức nông thôn. Sinh ra và lớn lên từ một làng quê nghèo của huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. Thuở bé Nguyễn Phan Chánh học chữ Nho ở quê nhà, rồi vào Huế học Trường Sư phạm Đông Ba. Năm 1922, sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Phan Chánh ở lại Huế dạy học.

Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh

Với khát khao học tập, Năm 1925, khi đã 33 tuổi. Ông ra Hà Nội thi đỗ vào Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương khóa I (1925 - 1930) cùng với Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu, Mai Trung Thứ, Công Văn Trung, Lê Văn Đệ... Trong những năm đầu của khóa học, Nguyễn Phan Chánh không mấy thành công ở chất liệu sơn dầu.  Với phương châm “bảo tồn tính dân tộc” trong giảng dạy hội họa, Thầy Victor Tardieu đã nhận thấy tư chất ông không hợp với lối vẽ sơn dầu phương Tây nên khuyên ông chuyển sang lối vẽ phương Đông truyền thống và giúp ông tìm hiểu về hội họa cổ Trung Quốc.  Những năm cuối ở trường, Nguyễn Phan chánh miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, thể nghiệm chất liệu lụa và đã tiến một bước dài trong việc cách tân nền hội họa việt Nam. Kĩ thuật rửa lụa sau một lần vẽ làm cho lụa mềm mại, màu sắc thấm nhuộm vào từng thớ lụa là một tìm tòi lớn của ông. Cách hồ lụa trước khi vẽ phác hình rất nhẹ ở mặt trái, mờ nhạt các đường viền hình hoạ cũng là những kĩ thuật rất riêng biệt của ông. Khác với tranh các họa sĩ phương Tây, màu sắc trong tranh của ông nhẹ nhàng, mềm mại, không hề sặc sỡ. Đó chính là phong cách độc đáo của ông. Những tác phẩm đầu tay của ông như “Chơi ô ăn quan”, “Rửa rau cầu ao”, “Em bé chơi chim” - đã được Triển lãm thuộc địa Pari năm 1931 đón nhận và đánh giá cao. Vào những năm 1932-1934 tranh của ông được triển lãm ở Rôma, Milăng, Neapol, sau đó là ở Brucxen và San -Fransiscô. Nguyễn Phan Chánh nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996).

Chơi ô ăn quan (1930)

Những tác phẩm chính của ông : “Chơi ô ăn quan” (1930), “Em cho chim ăn” (1930), “Rửa rau cầu ao” (1930),”Đan Mây” (1957), “Bữa cơm mùa thắng lợi” (1960), “Sau giờ trực chiến” (1967). 

(Tổng hợp và sưu tầm)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét